SHA Toàn Cầu

Menu

Browsing "Older Posts"

Ứng Dụng Phần Mềm Trên Điện Thoại

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016 / No Comments
Tải APP trên App Store : https://itunes.apple.com/app/id1189801140


Clip hướng dẫn sử dụng phần mềm ứng dụng trên điện thoại " SHA VAY " :

Điện Thoại Hỗ Trợ :
HOTLINE 1 : 0961826446 
HOTLINE 2 : 0911328269
HOTLINE 3 : 0918236113

Tại sao nên vay tiền tại SHA?

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016 / No Comments
Vay tiền tại Ngân hàng trực tuyến SHA vừa nhanh vừa tiện, thủ tục đơn giản, vay tiền không mất phí với lãi suất thấp nhất hiện nay.
Vay tiền mặt nhanh nhất
Do Tập Đoàn SHA sử dụng mô hình kinh doanh online trên điện thoại, áp dụng hệ thống công nghệ thông tin, nhờ đó khách hàng vay và nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận và sử dụng các gói dịch vụ của chúng tôi một cách nhanh và thuận tiện nhất.
Qua đó, người vay chỉ cần ngồi ở nhà, thực hiện vài thao tác trên điện thoại và đợi vài phút sau tiền sẽ được chuyển tới tài khoản. Bên cạnh đó, nhà đầu tư còn có thể dễ dàng lấy được sổ tiết kiệm online trên điện thoại mới lãi suất như ngân hàng.

Tiện lợi – Không cần thế chấp
Để giúp khách hàng vay tiếp cận tới nguồn vốn một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất, Tập Đoàn SHA sử dụng hình thức cho vay tín chấp. Nhờ đó, khách hàng không cần phải thế chấp bất cứ tài sản hay thực hiện bất cứ thủ tục hành chính nào. Tất cả những gì họ làm là tải app về điện thoại và quay clip xác thực thông tin cá nhân.
Lãi suất hấp dẫn
Với hình thức kinh doanh online cộng với áp dụng mô hình chi vay ngang hàng, nên chi phí hoạt động thấp kéo theo sản phẩm dịch vụ cho khách hàng cũng thấp hơn so với các dịch vụ truyền thống. Bởi vậy, khách hàng vay sẽ được hưởng lãi suất vay thấp hơn chỉ trong khoảng (8-16%), còn người đầu tư sẽ được lãi suất tiết kiệm cao và tiện hơn trong khoảng (10-14%).
Sản phẩm linh hoạt
Tập đoàn SHA với mục tiêu giúp đỡ người trung thực và người có thu nhập thấp, thế nên tất cả những gói sản phẩm của chúng tôi đều hướng tới lợi ích của khách hàng. Qua đó, người vay được tự do chọn các mức vay và hình thức trả lãi sao so phù hợp với nhu cầu của mình. Nhà đầu tư cũng được thoải mái chọn các gói tiết kiệm và kỳ hạn với lãi suất rất hấp dẫn, phù hợp cho cả những người thu nhập thấp, trung bình và cao.
Chất lượng và thân thiện
Với mô hình kinh doanh hiện đại, mới mẻ và lần đầu tiên tại Việt Nam, Tập Đoàn SHA cam kết sẽ mang tới những gói sản phẩm vay và tiết kiệm chất lượng và phù hợp nhất với mọi người. Bên cạnh sản phẩm tốt, SHA cũng cam kết sẽ mang tới cho khác hàng dịch vụ chăm sóc và tư vấn nhiệt tình và thân thiện nhất.
Sự thân thiện của SHA còn được thể hiện ở chỗ giúp đỡ mọi người, đặc biệt những người đi vay có thu nhập thấp và sinh viên sẽ được tiếp cận tới nguồn tài chính nhanh và hợp lý nhất. Nhờ đó, sinh viên có tiền đóng học còn nhân viên và công nhân có tiền để tiêu dùng.

Tập Đoàn SHA cho vay tiền trên điện thoại

/ 1 Comment

Cho vay tiền trên điện thoại tại SHA là một hình thức vay tiền nóng, không cần thế chấp tài sản, thủ tục vay đơn giản với lãi suất cho vay hấp dẫn.
Vay tiền trên điện thoại là gì?
Vay tiền trên điện thoại là một hình thức cho vay tiền online, ở đó khách hàng có thể ngồi ở bất cứ đâu, thực hiện vài thao tác trên điện thoại và chờ khoảng 10 phút, tài khoản tín dụng hay ngân hàng của họ sẽ có ngay một số tiền.
Bạn đã từng đi vay ở các ngân hàng như Vietinbank hay BIDV, bạn cảm thấy mệt mỏi phải ngồi xếp hàng, chờ đợi các nhân viên tiếp nhận hồ sơ. Hơn nữa, bạn phải chi thêm một khoản tiền nhỏ cho photo và công chứng các giấy tờ cần thiết nộp cho ngân hàng.


Vay tiền trên điện thoại giúp những ước mơ trở thành hiện thực
Lợi ích của cho vay tiền  tiêu dùng hiện nay
Khi vay tiền trên điện thoại ra đời, nó đã và đang nhận được sự hài lòng và tin dùng của không ít khách hàng muốn sử dụng hình thức vay tiêu dùng này. Không chỉ bởi nó giúp khách hàng vay tiền được nhanh,  mà còn giúp các công ty hay ngân hàng cho vay tiền tiêu dùng dễ thu hút khách hàng nhiều hơn.
·        Vay tiền mặt nhanh chóng: Chính vì sử dụng hình thức vay tiền tiêu dùng tín chấp, thủ tục vay sẽ trở nên đơn giản hơn và rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng. Do đó, nguồn vốn tiêu dùng sẽ đến tay khách nhanh và tiện hơn.
·        Các khoản vay tiền và kỳ hạn linh hoạt: Vay tiền trên điện thoại có tính linh hoạt ở chỗ, các khoản vay này đều có nhiều mức và kỳ hạn trả lãi khác nhau giúp khách hàng cảm thấy thoải mái khi sử dụng hơn.
·        Vay tiền tiêu dùng mọi lúc mọi nơi: Vay tiền trên điện thoại là một hình thức cho vay được mọi người đánh giá là tiện và phù hợp với mọi người. Bởi nó không chỉ phù hợp với mọi đối tượng về thời gian và địa điểm vay.  Bởi cho dù họ đang ở bất cứ nơi đâu, lúc nào thì họ vẫn có thể vay được tiền khi có điện thoại.
·        Lãi suất vay thấp hơn ngân hàng: Tập Đoàn SHA cho vay tiền online trên điện thoại, cho vay ngang hàng nên chi phí hoạt động công ty thấp hơn với ngân hàng. Nhờ đó, chi phí dịch vụ và thời gian vay sẽ thấp hơn các hình thức vay khác.
Như vậy, vay tiền tiêu dùng trên điện thoại và các hình thức vay tiêu dùng khác đều mang lại những lợi ích thiết thực cho khách hàng, cũng như công ty sáng tạo ra nó. 




Trung Quốc: Dịch vụ cho vay tiền khoản thân

/ No Comments

Vừa qua, dân mạng đang xôn xao dịch vụ cho vay tiền khoản thân, một dịch vụ cho vay chống “bùng nợ” ở Trung Quốc hiện nay.
Theo ANTD.VN - Nắm bắt được nhu cầu vay tiền của từng khách hàng, phía cho vay bao gồm các ngân hàng cho tới các đại lý cho vay nặng lãi, đều có nhiều cách để xác minh khả năng thanh toán nợ cũng như chống “bùng” nợ. Đó có thể là những bức hình của những nữ sinh bị ép khỏa thân.
Dịch vụ cho vay trá hình
Ngày càng có nhiều nữ sinh viên Đại học tại Trung Quốc trở thành mục tiêu của những kẻ cho vay nặng lãi, khi việc vay nợ hết sức dễ dàng thông qua các loại “tài sản đảm bảo” biến tướng. Đơn giản như, chỉ với một bức ảnh khỏa thân của các cô gái cũng có thể vay tiền. Trường hợp, khách hàng không trả đủ gốc lẫn lãi đúng hạn thì những tấm ảnh đó sẽ bị tung lên mạng.
Có nhiều người cầu cứu cảnh sát hoặc cha mẹ giúp đỡ nhưng thực sự là vô ích. Theo tờ China Youth Daily, ảnh và video của 167 cô gái trẻ cùng với địa chỉ liên lạc cá nhân cùng người thân đã bị rò rỉ trên mạng. Các chi tiết tiết lộ: Những cô gái này chủ yếu là nữ sinh đang trong độ tuổi từ 19-23, bị ép chụp ảnh khỏa thân để làm thế chấp vay nặng lãi.
Lợi ích của vay tiền trên điện thoại- -- Lợi ích của vay tiền trên điện thoại
Để đề phòng sự giám sát của chính quyền, các đại lý cho vay nặng lãi đã cung cấp dịch vụ “cho vay khỏa thân” -naked loan trên mạng xã hội, đặc biệt nở rộ nhất là trên QQ. Các nhóm cho vay nặng lãi với hơn 2.000 thành viên, hơn nữa thường lấy tên “cho vay trái cây”, “trả bằng thịt” hay “xúc xích” để trốn tránh các cơ quan chức năng.
Một phóng viên của Báo China Youth Daily đã đăng tin lên nhóm “cho vay hoa quả” và ngay lập tức được ba người liên hệ, mời chào “cho vay khỏa thân”. Một người có tên Liu Hui cho biết: Dịch vụ cho vay này chỉ áp dụng với sinh viên nữ, lãi suất lên tới 25% một tháng. Để thế chấp, người vay phải gửi 3 ảnh. Trong đó có ảnh khỏa thân cầm Chứng Minh Nhân Dân cùng một video dài 3 phút quay trong bồn tắm.

Vay tiền trên điện thoại có thể thay thế cho vay nặng lãi trong tương lai gần
Vào tháng 6 vừa qua, một người có tên Li Li đã trình báo với cảnh sát vì vay nặng lãi 500 nhân dân tệ với lãi suất theo tuần là 30% nhưng không thể trả nổi. Lãi mẹ đẻ lãi con, khi số tiền lên đến 10.000 nhân dân tệ thì nhóm cho vay ép cô gửi ảnh khỏa thân cầm Chứng Minh Nhân Dân làm thế chấp. Khi báo cảnh sát, khoản vay đã lên tới 55.000 nhân dân tệ. Lúc này, bên cho vay nhiều lần gọi điện cho Li Li đe dọa sẽ thông báo cho người thân và công bố những tấm ảnh khỏa thân này lên mạng. 
Hơn nữa, nếu không thanh toán nổi tiền, nhóm “trả bằng thịt” sẽ liên hệ với các nạn nhân, yêu cầu “trả nợ” bằng cách bán dâm. Và ảnh khỏa thân của các nạn nhân cũng được rao bán. Để vào xem ảnh khỏa thân, người mua phải trả tới 80 nhân dân tệ cho gói tiêu chuẩn và có thể nâng lên gói VIP thành 130 nhân dân tệ để miễn phí xem ảnh mới trong một năm.
Ông Zhang Xinnian là một luật sư ở Bắc Kinh nhận định: Những hoạt động cho vay nặng lãi này vi phạm luật pháp sẽ bị xử lý hình sự. “Cho vay với lãi suất quá 24% là hành vi phạm luật. Hơn nữa, bên cho vay đăng ảnh khỏa thân và video của người vay lên mạng là vi phạm luật truyền bá vật phẩm đồi trụy. Đăng thông tin cá nhân của người vay và người thân lên mạng là vi phạm luật bảo hộ thông tin cá nhân của công dân. Gọi điện thoại đe dọa cho người vay là phạm luật gây rối trật tự trị an. Những hành vi này có thể bị xử lý thoe hình sự”, luật sư Zhang Xinnian cho biết.
Cũng theo Wall Street Journal, các nhà cho vay tiền còn vào từng nhà đếm số bàn chải đánh răng và vào bếp để tìm chén đĩa bẩn, để biết có bao nhiêu người ở. Họ còn chụp ảnh người vay tiền tiềm năng đang lao động, để xác minh tình trạng việc làm. Nhà cho vay cũng tập hợp dữ liệu chuyển khoản và các thông tin khác từ hàng chục công ty Internet gồm Baidu, Tencent.
Việc xác minh mức độ tín nhiệm của người vay tiền là rất khó khăn tại Trung Quốc . Bởi người dân có thói quen dùng tiền mặt, ngoài ra, sự xuất hiện của những trò gian lận cũng khiến các thông tin cơ bản rất khó được xác minh.
Thêm nữa, dữ liệu chính của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc chỉ gồm lịch sử tín dụng cá nhân của chưa đầy 1/3 dân số nước này. Dù Trung Quốc dân số đông lại  thịnh vượng, đa phần người dân không bao giờ chọn cho vay thế chấp hoặc sử dụng thẻ tín dụng, nên bên cho vay thường không có bất cứ thông tin tin cậy gì về người vay tiền tiềm năng.

Tại sao dịch vụ cho vay của ngân hàng “bế tắc”?

/ 1 Comment

Bi kịch của hệ thống ngân hàng cũng như của cả nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục “tự diễn biến”. Đâu là nguyên nhân khiến cho vay bị bế tắc?
Vay tiền để tự sát à?
Thực tế cho thấy: HDBank, Viecombank, hay VIB, LienVietPostBank và cả BIDV… đang là những ngân hàng thương mại hạ lãi suất cho vay, mức giảm khá mạnh từ 1-1,5%/năm cho các khoản vay ngắn hạn.
Tại sao các ngân hàng lại có động thái hạ lãi suất cho vay giảm đột ngột như thế? Phải chăng các ngân hàng thương mại đã “từ tâm” hơn, đối với xã hội. Đặc biệt là với khối doanh nghiệp đang tiếp tục ngáp ngoải?
Chúng ta hãy nhìn lại, đỉnh điểm của mặt bằng lãi suất cho vay ở năm 2011. Khi đó mặt bằng này vọt lên đến tận 22-23%/năm, có ngân hàng cho vay với giá cắt cổ lên đến 30%/năm. Bất chấp các doanh nghiệp sống dở chết dở. Thế nhưng, sau đó Ngân Hàng Nhà Nước và chính phủ đã không xử lý bất kỳ một ngân hàng nào. Mối quan hệ ruột rà về lợi ích nhóm luôn là một điều kiện cần để giới “ngồi mát ăn bát vàng” có thể muốn làm gì thì làm.
Những năm sau đó, năm nào Chính phủ cũng hô hào phải giảm lãi suất cho vay. Thêm nữa, Ngân Hàng Nhà Nước hò hét thêm bằng những báo cáo “láo” về mặt bằng lãi suất cho vay đã được giảm đáng kể, cùng lúc được PR. Bởi một số tờ báo nhà nước mang thân phận bợ đỡ giới quan chức và nhóm lợi ích. Nhưng rốt cuộc, mặt bằng lãi suất cho vay lại được giảm một cách rất chậm chạp. Thế nhưng, các doanh nghiệp vẫn kêu khó đủ đường. Những cuộc thăm dò bỏ túi cho biết: Có tới  9/10 doanh nghiệp cho biết: Chẳng biết vay để làm gì?.
Kinh tế Việt Nam suy thoái khiến đầu ra bế tắc, lãi suất cho vay lại treo cao. Vậy vay để tự sát à?

Kéo dài thời gian cho vay hấp hối
Nhiều tin tức cho biết: Từ đầu năm 2016 đến nay thì ngân hàng nhà nước đã “bung” tiền đồng để mua vào đô la Mỹ và số đô la thu gom được từ các nguồn ngân hàng thương mại và từ dân lên đến hàng chục tỷ đôla. Cũng bởi thế, các ngân hàng đang tồn tại tình trạng thừa tiền tạm thời và phải tìm nhiều cách để “đẩy” tiền đồng ra thị trường. Bất chấp rất nhiều rủi ro khiến có thể không thể thu hồi được tín dụng cho vay và gây ra nạn lạm phát kinh niên như trong năm 2011.
Lạm phát lại là một thực tế mà ngay cả Tổng cục Thống kê là cơ quan hiếm khi nào nói thật về chỉ số lạm phát, đang phải thập thò về khả năng lạm phát năm 2016 có thể lên đến 5%.
Nhưng 5% vẫn là quá thấp, nếu so với mặt bằng giá cả ở các chợ đầu mối đang tăng lên một cách vô chừng. Tình hình có thể trở lại trong năm 2011, với mức lạm phát vọt xấp xỉ 20% theo số báo cáo, còn trong thực tế mặt bằng giá cả bình quân tăng đến tới 50%. Hơn nữa, nhiều bà nội trợ than thở rằng: Mấy năm trước cầm 100 ngàn đồng đi chợ vẫn mua được cái này cái kia, thế còn bây giờ phải cầm 200 ngàn mới đủ.
Chỉ biết rằng hiện thời các ngân hàng thương mại đang tồn một đống tiền và có thể cả một đống “trái phiếu đặc biệt”, với xuất xứ từ Ngân hàng nhà nước. Các ngân hàng thương mại đang buộc phải giảm lãi suất cho vay, để đẩy tín dụng ra lưu thông. Bất chấp nợ khó thu hồi sẽ tăng mạnh hơn và biến thành nợ xấu.
Nợ xấu cũng là một cơn ác mộng của rất nhiều ngân hàng, kể cả những ngân hàng nằm trong top 5 như: BIDV và Vietinbank. Đó cũng là lý do để những ngân hàng thương mại này không còn dám quá mạo hiểm để đẩy tín dụng ra lưu thông. Do đó cũng chẳng quá cần thiết để giảm lãi suất cho vay. Lúc này, họ phải tìm một lối thoát khác, cho dù chỉ là tạm thời và cũng chỉ kéo dài thời gian hấp hối.

Ngân hàng muốn hợp tác với Fintech, cần chặt chẽ

/ No Comments
Ngân hàng muốn hợp tác với Fintech, cần chặt chẽ
Ngân hàng muốn hợp tác với các công ty Fintech có thể nhận được những kiến thức về công nghệ, khả năng đổi mới, nhưng nhiều rủi ro.
Theo Vnexpress đưa tin: Tại tham luận Diễn đàn Thanh toán điện tử 2016 (VEPF 2016), ông Bùi Quang Tiên là Vụ trưởng Vụ thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho biết: Thời gian qua, có một số tổ chức không phải là ngân hàng với lợi thế về mặt công nghệ, đã  tham gia vào việc hỗ trợ các nhà băng cung ứng những dịch vụ ngân hàng với ứng dụng công nghệ hiện đại như Fintech, trong đó có dịch vụ thanh toán và cho vay.
Ông Tiên cũng cho biết: Xu hướng này giúp cho người dân tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ ngân hàng nói chung và với các phương tiện thanh toán mới nói riêng, góp phần làm tăng cường tiếp cận tài chính một cách toàn diện. Đồng thời, nó cũng giúp cho các ngân hàng thương mại Việt Nam, giảm bớt chi phí đầu tư về hạ tầng công nghệ thông tin, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ.
Vụ trưởng Tiên thông tin: Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép cho 16 tổ chức không phải là ngân hàng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Trong đó cho phép một tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử (NAPAS) cùng 15 tổ chức cung ứng dịch vụ Cổng thanh toán điện tử, hỗ trợ thu hộ hay chi hộ, hỗ trợ chuyển tiền điện tử và Ví điện tử.
Theo ông Jan Bellens là Phó tổng giám đốc phụ trách thị trường mới nổi là EY cũng thừa nhận: Thực tế đang diễn ra xu hướng nhiều các ngân hàng đang tìm kiếm các cơ hội để tiếp thu và học hỏi, mua lại hoặc tìm kiếm các quan hệ đối tác với các công ty Fintech.


Fintech kết hợp với ngân hàng
Tuy nhiên, cũng theo ông, bên cạnh những lợi ích mà các công ty Fintech mang lại cho ngân hàng như: Đem đến những kiến thức về công nghệ, khả năng đổi mới và đáp ứng nhanh nhạy yêu cầu của thị trường thì việc hợp tác này cũng làm tăng độ rủi ro của các ngân hàng.
Trước hết là rủi ro về mặt pháp lý. Ông Jan Bellins khuyến nghị. Khi hợp tác với các công ty Fintech, các ngân hàng cần rà soát các đặc điểm cùng chức năng của sản phẩm mới, để tránh các ảnh hưởng tiềm tàng về mặt pháp lý.
Vì theo ông Jan, các tổ chức phi ngân hàng có thể không được chuẩn bị đầy đủ các chính sách về mặt an ninh toàn diện và quy định về tài chính của họ cũng lỏng lẻo hơn các tổ chức tín dụng truyền thống. Vì vậy, các nhà lãnh đạo các ngân hàng cần có sự giám sát chặt chẽ các rủi ro về công nghệ mới nổi trên phương diện rủi ro pháp lý.
Do đó các ngân hàng cần chặt chẽ hơn khi đánh giá các đơn vị cung cấp công nghệ, đồng thời lại thực hiện áp dụng các biện pháp quản lý và thẩm định rủi ro. Tốt nhất là các biện pháp này có thể định lượng và chứng minh được với cơ quan chức năng. Điều này cũng bao gồm việc lập kế hoạch dự phòng kinh doanh, để giảm thiểu sự gián đoạn trong dịch vụ hay công nghệ của nhà cung cấp Fintech, vì bất kỳ lý do gì.
Cuối cùng là rủi ro về dự án. Do tỷ lệ thất bại của các dự án chuyển đổi được ước tính có thể lên tới 50%. Nên các ngân hàng cần xây dựng kế hoạch triển khai dự án Fintech một cách toàn diện hơn. Hơn nữa, các ngân hàng cần hiểu rõ về các yếu tố mới trong rủi ro hoạt động khi thực hiện triển khai Fintech.
Theo ông Jan là người quản trị rủi ro liên quan đến Fintech cho biết thêm: Vấn đề hết sức quan trọng, đảm bảo rằng ngân hàng có thể bảo vệ được thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ cũng như dữ liệu khách hàng, đồng thời đem lại những trải nghiệm dịch vụ mang tính đột phá và tiện ích nhất cho khách hàng.
Mặc dù việc hợp tác hay kết hợp với các công ty Fintech sẽ làm gia tăng các rủi ro mà các ngân hàng phải đối mặt. Thế nhưng nó cũng mang đến nhiều cơ hội phát triển tiềm năng cho ngành ngân hàng. Vấn đề quan trọng mà các các ngân hàng cần thực hiện là quản lý các rủi ro có liên quan một cách hiệu quả và phù hợp
Ông Bùi Quang Tiên cũng cho biết: Để đảm bảo quản lý, giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nhằm phát hiện, phòng ngừa và ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra. Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện giám sát các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thông qua nhiều giải pháp.
Trước hết là việc giám sát sự tuân thủ và đáp ứng các điều kiện cấp phép. Sau đó là giám sát định kỳ và đột xuất hoạt động của các tổ chức này, nhằm phát hiện và dự báo các khả năng có thể xảy ra rủi ro trong quá trình hoạt động. Qua đó, Ngân hàng Nhà nước có thể đưa ra các biện pháp loại trừ cũng như ngăn chặn rủi ro phát sinh một cách nhanh chóng nhất.

Ngân hàng có trong Top 5 nghề có mức thưởng cao nhất

/ No Comments

5 ngành nghề có mức lương và thưởng cao nhất trong năm qua, lại không ghi nhận có ngân hàng dù chế độ trong ngành này luôn là "cú sốc".
Top 5 ngành nghề có lương, thưởng cao nhất
The VTC đưa tin: Kết quả khảo sát lương năm 2016 của Công ty Tư vấn Đầu tư và Quản lý doanh nghiệp (MacConsult) cho thấy:  Ngành dược phẩm - y tế và tài chính -bảo hiểm - chứng khoán lại có tỷ lệ tăng lương cao nhất. Còn với nghề có lương có nhất như: Tư vấn - hỗ trợ kinh doanh, công nghệ thông tin và nhân sự
5 nghề có mức lương cao nhất theo từng cấp bậc
Cụ thể, theo kết quả khảo sát của MacConsult với cấp bậc nhân viên/Kỹ thuật viên, nghề tư vấn - hỗ trợ kinh doanh trong năm 2016 vẫn xếp top đầu với mức lương 7 triệu đồng một tháng. Tiếp theo là nghề công nghệ thông tin và nhân sự ở mức 6,5 triệu đồng một tháng.
Ở cấp bậc chuyên viên/kỹ sư, nhóm nghề được ghi nhận có mức lương tháng trung bình cao nhất là kiến trúc - xây dựng có khoảng 12 triệu đồng một tháng. Các nghề lần lượt tiếp theo là nghề tư vấn - hỗ trợ kinh doanh và khách sạn - nhà hàng, côngnghệ thông tin và truyền thông.
Cao hơn ở cấp bậc quản lý/giám sát, dẫn đầu là nhóm bất động sản và hàng không với mức lương trung bình lên tới 28,5 triệu đồng một tháng cho tới 28 triệu đồng một tháng. Tiếp theo là nhóm nghề dược phẩm, tài chính và tiếp thị với mức lương không chênh lệch nhiều.


Ngân hàng mất ngôi vị có lương cao nhất
Nhóm nghề bất động sản dẫn đầu trong bảng xếp hạng, khi có mức thưởng trung bình năm cao nhất. Ở cấp bậc quản lý/giám sát có mức thưởng tới 65 triệu đồng. Trong khi đó, chuyên viên/kỹ sư là 16 triệu đồng và nhân viên/kỹ thuật viên là 7,3 triệu đồng.
Nghề dược phẩm đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng với mức thưởng trung bình năm là 55 triệu đồng dành cho cấp bậc quản lý/giám sát và 12,7 triệu đồng cho cấp bậc chuyên viên/kỹ sư.
Ở cấp bậc quản lý/giám sát ghi nhận các nghề có mức thưởng cao tiếp theo là tài chính, tiếp thị và hàng không với mức thưởng từ 22,5 triệu đến 25 triệu đồng.
Ngân hàng mất ngôi vương nghề lương, thưởng cao nhất
Từ trước tới cho tới nay thì lương , thưởng của ngành tài chính - ngân hàng luôn là “cú sốc” với người lao động các ngành khác. Tuy nhiên, trong danh sách top 5 nghề có mức lương, thưởng cao nhất trong năm qua lại không ghi nhận ngành này.
Theo MacConsult, chính sách về lương và thưởng của ngân hàng trong nhiều năm luôn là cú sốc với nhiều lao động và doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo khảo sát của công ty trong hai năm qua cho thấy: Đây không phải là ngành nghề được trả lương, thưởng cao nhất.
“Thực tế, mức lương thưởng của ngành ngân hàng - tài chính không phải là quá cao. Khảo sát của chúng tôi cho thấy top trả lương thưởng cao rơi vào các ngành dược phẩm - y tế và công nghệ thông tin và bất động sản”, theo bà Nguyễn Thị Mai, Phó giám đốc MacConsult cho hay.
Về tỷ lệ tăng lương theo ngành và tỷ lệ tăng lương trung bình năm 2016 là 10,8% tăng nhẹ so với năm 2015. Trong đó ngành dược phẩm – y tế có mức tăng cao nhất lên tới 18%. Ngành tài chính – bảo hiểm – chứng khoán xếp thứ 3 với tỷ lệ 12,8%.
"Dự kiến năm 2017 thì tỷ lệ tăng lương có xu hướng tăng nhẹ. Điều này cho thấy: Việc điều chỉnh lương của các doanh nghiệp hàng năm, đảm bảo phù hợp với sự điều chỉnh của pháp luật lao động về mức lương tối thiểu vùng", báo cáo nhận định.