Ngân hàng muốn hợp tác với Fintech, cần chặt chẽ
Ngân hàng muốn hợp
tác với các công ty Fintech có thể nhận được những kiến thức về công nghệ, khả
năng đổi mới, nhưng nhiều rủi ro.
Theo Vnexpress đưa tin: Tại tham luận Diễn đàn Thanh toán điện
tử 2016 (VEPF 2016), ông Bùi Quang Tiên là Vụ trưởng Vụ thanh toán Ngân hàng
Nhà nước cho biết: Thời gian qua, có một số tổ chức không phải là ngân hàng với
lợi thế về mặt công nghệ, đã tham gia
vào việc hỗ trợ các nhà băng cung ứng những dịch vụ ngân hàng với ứng dụng công
nghệ hiện đại như Fintech, trong đó có dịch vụ thanh toán và cho vay.
Ông Tiên cũng cho biết: Xu hướng này giúp cho người dân tiếp
cận dễ dàng hơn với các dịch vụ ngân hàng nói chung và với các phương tiện
thanh toán mới nói riêng, góp phần làm tăng cường tiếp cận tài chính một cách toàn
diện. Đồng thời, nó cũng giúp cho các ngân hàng thương mại Việt Nam, giảm bớt
chi phí đầu tư về hạ tầng công nghệ thông tin, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch
vụ.
Vụ trưởng Tiên thông tin: Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã cấp
giấy phép cho 16 tổ chức không phải là ngân hàng cung ứng dịch vụ trung
gian thanh toán. Trong đó cho phép một tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài
chính, bù trừ điện tử (NAPAS) cùng 15 tổ chức cung ứng dịch vụ Cổng thanh toán
điện tử, hỗ trợ thu hộ hay chi hộ, hỗ trợ chuyển tiền điện tử và Ví điện tử.
Theo ông Jan Bellens là Phó tổng giám đốc phụ trách thị trường
mới nổi là EY cũng thừa nhận: Thực tế đang diễn ra xu hướng nhiều các ngân hàng
đang tìm kiếm các cơ hội để tiếp thu và học hỏi, mua lại hoặc tìm kiếm các quan
hệ đối tác với các công ty Fintech.
Fintech kết hợp với ngân hàng
Tuy nhiên, cũng theo ông, bên cạnh những lợi ích mà các công
ty Fintech mang lại cho ngân hàng như: Đem đến những kiến thức về công
nghệ, khả năng đổi mới và đáp ứng nhanh nhạy yêu cầu của thị trường thì việc hợp
tác này cũng làm tăng độ rủi ro của các ngân hàng.
Trước hết là rủi ro về mặt pháp lý. Ông Jan Bellins khuyến
nghị. Khi hợp tác với các công ty Fintech, các ngân hàng cần rà soát các đặc điểm
cùng chức năng của sản phẩm mới, để tránh các ảnh hưởng tiềm tàng về mặt pháp
lý.
Vì theo ông Jan, các tổ chức phi ngân hàng có thể không được
chuẩn bị đầy đủ các chính sách về mặt an ninh toàn diện và quy định về tài
chính của họ cũng lỏng lẻo hơn các tổ chức tín dụng truyền thống. Vì vậy, các
nhà lãnh đạo các ngân hàng cần có sự giám sát chặt chẽ các rủi ro về công nghệ
mới nổi trên phương diện rủi ro pháp lý.
Do đó các ngân hàng cần chặt chẽ hơn khi đánh giá các đơn vị
cung cấp công nghệ, đồng thời lại thực hiện áp dụng các biện pháp quản lý và thẩm
định rủi ro. Tốt nhất là các biện pháp này có thể định lượng và chứng minh được
với cơ quan chức năng. Điều này cũng bao gồm việc lập kế hoạch dự phòng kinh
doanh, để giảm thiểu sự gián đoạn trong dịch vụ hay công nghệ của nhà cung
cấp Fintech, vì bất kỳ lý do gì.
Cuối cùng là rủi ro về dự án. Do tỷ lệ thất bại của các dự
án chuyển đổi được ước tính có thể lên tới 50%. Nên các ngân hàng cần xây dựng
kế hoạch triển khai dự án Fintech một cách toàn diện hơn. Hơn nữa, các ngân
hàng cần hiểu rõ về các yếu tố mới trong rủi ro hoạt động khi thực hiện triển
khai Fintech.
Theo ông Jan là người quản trị rủi ro liên quan đến Fintech
cho biết thêm: Vấn đề hết sức quan trọng, đảm bảo rằng ngân hàng có thể bảo vệ
được thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ cũng như dữ liệu khách hàng, đồng thời đem
lại những trải nghiệm dịch vụ mang tính đột phá và tiện ích nhất cho khách
hàng.
Mặc dù việc hợp tác hay kết hợp với các công ty Fintech sẽ
làm gia tăng các rủi ro mà các ngân hàng phải đối mặt. Thế nhưng nó cũng mang đến
nhiều cơ hội phát triển tiềm năng cho ngành ngân hàng. Vấn đề quan trọng mà các
các ngân hàng cần thực hiện là quản lý các rủi ro có liên quan một cách hiệu quả
và phù hợp
Ông Bùi Quang Tiên cũng cho biết: Để đảm bảo quản lý, giám
sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nhằm phát hiện, phòng ngừa
và ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra. Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện giám sát
các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thông qua nhiều giải pháp.
Trước hết là việc giám sát sự tuân thủ và đáp ứng các điều
kiện cấp phép. Sau đó là giám sát định kỳ và đột xuất hoạt động của các tổ chức
này, nhằm phát hiện và dự báo các khả năng có thể xảy ra rủi ro trong quá trình
hoạt động. Qua đó, Ngân hàng Nhà nước có thể đưa ra các biện pháp loại trừ cũng
như ngăn chặn rủi ro phát sinh một cách nhanh chóng nhất.