SHA Toàn Cầu

Menu

Browsing "Older Posts"

Các Bài Viết : "Tin tức tài chính"

Ngân hàng muốn hợp tác với Fintech, cần chặt chẽ

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016 / No Comments
Ngân hàng muốn hợp tác với Fintech, cần chặt chẽ
Ngân hàng muốn hợp tác với các công ty Fintech có thể nhận được những kiến thức về công nghệ, khả năng đổi mới, nhưng nhiều rủi ro.
Theo Vnexpress đưa tin: Tại tham luận Diễn đàn Thanh toán điện tử 2016 (VEPF 2016), ông Bùi Quang Tiên là Vụ trưởng Vụ thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho biết: Thời gian qua, có một số tổ chức không phải là ngân hàng với lợi thế về mặt công nghệ, đã  tham gia vào việc hỗ trợ các nhà băng cung ứng những dịch vụ ngân hàng với ứng dụng công nghệ hiện đại như Fintech, trong đó có dịch vụ thanh toán và cho vay.
Ông Tiên cũng cho biết: Xu hướng này giúp cho người dân tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ ngân hàng nói chung và với các phương tiện thanh toán mới nói riêng, góp phần làm tăng cường tiếp cận tài chính một cách toàn diện. Đồng thời, nó cũng giúp cho các ngân hàng thương mại Việt Nam, giảm bớt chi phí đầu tư về hạ tầng công nghệ thông tin, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ.
Vụ trưởng Tiên thông tin: Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép cho 16 tổ chức không phải là ngân hàng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Trong đó cho phép một tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử (NAPAS) cùng 15 tổ chức cung ứng dịch vụ Cổng thanh toán điện tử, hỗ trợ thu hộ hay chi hộ, hỗ trợ chuyển tiền điện tử và Ví điện tử.
Theo ông Jan Bellens là Phó tổng giám đốc phụ trách thị trường mới nổi là EY cũng thừa nhận: Thực tế đang diễn ra xu hướng nhiều các ngân hàng đang tìm kiếm các cơ hội để tiếp thu và học hỏi, mua lại hoặc tìm kiếm các quan hệ đối tác với các công ty Fintech.


Fintech kết hợp với ngân hàng
Tuy nhiên, cũng theo ông, bên cạnh những lợi ích mà các công ty Fintech mang lại cho ngân hàng như: Đem đến những kiến thức về công nghệ, khả năng đổi mới và đáp ứng nhanh nhạy yêu cầu của thị trường thì việc hợp tác này cũng làm tăng độ rủi ro của các ngân hàng.
Trước hết là rủi ro về mặt pháp lý. Ông Jan Bellins khuyến nghị. Khi hợp tác với các công ty Fintech, các ngân hàng cần rà soát các đặc điểm cùng chức năng của sản phẩm mới, để tránh các ảnh hưởng tiềm tàng về mặt pháp lý.
Vì theo ông Jan, các tổ chức phi ngân hàng có thể không được chuẩn bị đầy đủ các chính sách về mặt an ninh toàn diện và quy định về tài chính của họ cũng lỏng lẻo hơn các tổ chức tín dụng truyền thống. Vì vậy, các nhà lãnh đạo các ngân hàng cần có sự giám sát chặt chẽ các rủi ro về công nghệ mới nổi trên phương diện rủi ro pháp lý.
Do đó các ngân hàng cần chặt chẽ hơn khi đánh giá các đơn vị cung cấp công nghệ, đồng thời lại thực hiện áp dụng các biện pháp quản lý và thẩm định rủi ro. Tốt nhất là các biện pháp này có thể định lượng và chứng minh được với cơ quan chức năng. Điều này cũng bao gồm việc lập kế hoạch dự phòng kinh doanh, để giảm thiểu sự gián đoạn trong dịch vụ hay công nghệ của nhà cung cấp Fintech, vì bất kỳ lý do gì.
Cuối cùng là rủi ro về dự án. Do tỷ lệ thất bại của các dự án chuyển đổi được ước tính có thể lên tới 50%. Nên các ngân hàng cần xây dựng kế hoạch triển khai dự án Fintech một cách toàn diện hơn. Hơn nữa, các ngân hàng cần hiểu rõ về các yếu tố mới trong rủi ro hoạt động khi thực hiện triển khai Fintech.
Theo ông Jan là người quản trị rủi ro liên quan đến Fintech cho biết thêm: Vấn đề hết sức quan trọng, đảm bảo rằng ngân hàng có thể bảo vệ được thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ cũng như dữ liệu khách hàng, đồng thời đem lại những trải nghiệm dịch vụ mang tính đột phá và tiện ích nhất cho khách hàng.
Mặc dù việc hợp tác hay kết hợp với các công ty Fintech sẽ làm gia tăng các rủi ro mà các ngân hàng phải đối mặt. Thế nhưng nó cũng mang đến nhiều cơ hội phát triển tiềm năng cho ngành ngân hàng. Vấn đề quan trọng mà các các ngân hàng cần thực hiện là quản lý các rủi ro có liên quan một cách hiệu quả và phù hợp
Ông Bùi Quang Tiên cũng cho biết: Để đảm bảo quản lý, giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nhằm phát hiện, phòng ngừa và ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra. Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện giám sát các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thông qua nhiều giải pháp.
Trước hết là việc giám sát sự tuân thủ và đáp ứng các điều kiện cấp phép. Sau đó là giám sát định kỳ và đột xuất hoạt động của các tổ chức này, nhằm phát hiện và dự báo các khả năng có thể xảy ra rủi ro trong quá trình hoạt động. Qua đó, Ngân hàng Nhà nước có thể đưa ra các biện pháp loại trừ cũng như ngăn chặn rủi ro phát sinh một cách nhanh chóng nhất.

Ngân hàng có trong Top 5 nghề có mức thưởng cao nhất

/ No Comments

5 ngành nghề có mức lương và thưởng cao nhất trong năm qua, lại không ghi nhận có ngân hàng dù chế độ trong ngành này luôn là "cú sốc".
Top 5 ngành nghề có lương, thưởng cao nhất
The VTC đưa tin: Kết quả khảo sát lương năm 2016 của Công ty Tư vấn Đầu tư và Quản lý doanh nghiệp (MacConsult) cho thấy:  Ngành dược phẩm - y tế và tài chính -bảo hiểm - chứng khoán lại có tỷ lệ tăng lương cao nhất. Còn với nghề có lương có nhất như: Tư vấn - hỗ trợ kinh doanh, công nghệ thông tin và nhân sự
5 nghề có mức lương cao nhất theo từng cấp bậc
Cụ thể, theo kết quả khảo sát của MacConsult với cấp bậc nhân viên/Kỹ thuật viên, nghề tư vấn - hỗ trợ kinh doanh trong năm 2016 vẫn xếp top đầu với mức lương 7 triệu đồng một tháng. Tiếp theo là nghề công nghệ thông tin và nhân sự ở mức 6,5 triệu đồng một tháng.
Ở cấp bậc chuyên viên/kỹ sư, nhóm nghề được ghi nhận có mức lương tháng trung bình cao nhất là kiến trúc - xây dựng có khoảng 12 triệu đồng một tháng. Các nghề lần lượt tiếp theo là nghề tư vấn - hỗ trợ kinh doanh và khách sạn - nhà hàng, côngnghệ thông tin và truyền thông.
Cao hơn ở cấp bậc quản lý/giám sát, dẫn đầu là nhóm bất động sản và hàng không với mức lương trung bình lên tới 28,5 triệu đồng một tháng cho tới 28 triệu đồng một tháng. Tiếp theo là nhóm nghề dược phẩm, tài chính và tiếp thị với mức lương không chênh lệch nhiều.


Ngân hàng mất ngôi vị có lương cao nhất
Nhóm nghề bất động sản dẫn đầu trong bảng xếp hạng, khi có mức thưởng trung bình năm cao nhất. Ở cấp bậc quản lý/giám sát có mức thưởng tới 65 triệu đồng. Trong khi đó, chuyên viên/kỹ sư là 16 triệu đồng và nhân viên/kỹ thuật viên là 7,3 triệu đồng.
Nghề dược phẩm đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng với mức thưởng trung bình năm là 55 triệu đồng dành cho cấp bậc quản lý/giám sát và 12,7 triệu đồng cho cấp bậc chuyên viên/kỹ sư.
Ở cấp bậc quản lý/giám sát ghi nhận các nghề có mức thưởng cao tiếp theo là tài chính, tiếp thị và hàng không với mức thưởng từ 22,5 triệu đến 25 triệu đồng.
Ngân hàng mất ngôi vương nghề lương, thưởng cao nhất
Từ trước tới cho tới nay thì lương , thưởng của ngành tài chính - ngân hàng luôn là “cú sốc” với người lao động các ngành khác. Tuy nhiên, trong danh sách top 5 nghề có mức lương, thưởng cao nhất trong năm qua lại không ghi nhận ngành này.
Theo MacConsult, chính sách về lương và thưởng của ngân hàng trong nhiều năm luôn là cú sốc với nhiều lao động và doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo khảo sát của công ty trong hai năm qua cho thấy: Đây không phải là ngành nghề được trả lương, thưởng cao nhất.
“Thực tế, mức lương thưởng của ngành ngân hàng - tài chính không phải là quá cao. Khảo sát của chúng tôi cho thấy top trả lương thưởng cao rơi vào các ngành dược phẩm - y tế và công nghệ thông tin và bất động sản”, theo bà Nguyễn Thị Mai, Phó giám đốc MacConsult cho hay.
Về tỷ lệ tăng lương theo ngành và tỷ lệ tăng lương trung bình năm 2016 là 10,8% tăng nhẹ so với năm 2015. Trong đó ngành dược phẩm – y tế có mức tăng cao nhất lên tới 18%. Ngành tài chính – bảo hiểm – chứng khoán xếp thứ 3 với tỷ lệ 12,8%.
"Dự kiến năm 2017 thì tỷ lệ tăng lương có xu hướng tăng nhẹ. Điều này cho thấy: Việc điều chỉnh lương của các doanh nghiệp hàng năm, đảm bảo phù hợp với sự điều chỉnh của pháp luật lao động về mức lương tối thiểu vùng", báo cáo nhận định.

Fintech đã tiến tới Việt Nam ra sao

/ No Comments

Vừa qua có thể xem là thời khắc bùng nổ của những công ty khởi nghiệp công nghệ ở Việt Nam trong lĩnh vực tài chính, hay còn gọi là Fintech.
Fintech phát triển ra sao?
Việc Wal-mart chật vật đóng cửa gần 279 cửa hàng cho thấy: Sự đối lập giữa những công ty bán lẻ truyền thống và các công ty công nghệ. Khi Amazon gần đây đã ứng dụng robot xếp kho và robot vận chuyển sản phẩm đến người mua. Không chỉ ở lĩnh vực bán lẻ, công nghệ cũng đã và đang hâm nóng ngành vận tải, nổi bật nhất là cuộc chiến giữa Uber với các hãng taxi.
Nhờ công nghệ phát triển, nhiều công ty đua nhau cung cấp những dịch vụ mới có lợi cho người tiêu dùng, đặc biệt là về mặt chi phí. Giờ đây, các hãng công nghệ đã tiến đến một lĩnh vực béo bở hơn, vốn được xem là xương sống của nền kinh tế: Thị trường các dịch vụ tài chính.
Vào năm 2015 có thể xem là thời khắc bùng nổ của những công ty khởi nghiệp công nghệ start-up trong lĩnh vực tài chính, hay còn gọi là Fintech. Ở Việt Nam, hiện đã có những start-up Fintech đầu tiên, giới thiệu dịch vụ chuyển kiều hối về Việt Nam với chi phí chỉ 2 USD hoặc đáp ứng các khoản vay tiêu dùng nhỏ mà các  ngân hàng thường từ chối. Tuy nhiên, nếu bạn muốn trở thành một “hiện tượng Uber” trong lĩnh vực tài chính. Những công ty non trẻ này sẽ phải vượt qua rất nhiều chông gai trên chặng đường dài phía trước.
Công nghệ lấn sang sân tài chính
Nếu như, Uber kết nối giữa người cần di chuyển với chủ xe có thể vận chuyển, các Fintech cung cấp cho người dùng một loại hình dịch vụ tài chính nào đó. Thông qua các cơ chế trung gian, giúp họ không phải đến các chi nhánh ngân hàng truyền thống giống như dịch vụ cho vay tiền trên điện thoại.
Mặc dù vậy, mỗi khi nhắc đến Fintech thì nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những công ty hoạt động trong lĩnh vực thanh toán trực tuyến hay ví điện tử. Thực ra, đó chỉ là một trong những hướng khai thác của Fintech.


Lĩnh vực hoạt động chính của top 100 công ty Fintech thế giới
Chẳng hạn như, phần mềm Money Lover của Việt Nam, không có gì phức tạp hay cao siêu. Đây chỉ là một ứng dụng nhật ký chi tiêu cho người dùng trên các thiết bị di động như điện thoại hay máy tính bảng. Zoo Studio là đơn vị phát hành phần mềm này, còn có nhiều sản phẩm liên quan đến tài chính khác. Ví như,  nhật ký mua sắm, quy đổi tiền tệ hay tính toán kế hoạch thanh toán  nợ cho các khoản vay.
Ở nhóm cũ, chúng ta có thể kể đến những cái tên đình đám trong lĩnh vực thanh toán và ví điện tử trước đây như: Payoo, BaoKim, NganLuong hay MoMo. Đây là những sản phẩm mới ra đời từ giai đoạn 2008, cùng với sự bùng nổ của hình thức mua hàng online. Tuy nhiên từ năm 2011, các ví điện tử này đã bắt đầu chuyển hướng đi theo những con đường riêng.
Thị trường hiện nay cũng đã xuất hiện thêm nhiều “tay chơi” Fintech mới và mở rộng ra thêm nhiều lĩnh vực khác trong ngành tài chính, chứ không còn tập trung vào thanh toán như trước. Đó là những mô hình gọi vốn cộng đồng cho tới quản lý dữ liệu tài chính và tất nhiên không thể thiếu công nghệ gây tranh cãi bitcoin.
Bên cạnh đó, các ý tưởng táo bạo cũng đã xuất hiện ở Việt Nam như: Loanvi cung cấp nền tảng cho các khoản cho vay ngang hàng người dùng vay tiền lẫn nhau. Cash2vn cho phép chuyển kiều hối về Việt Nam. Đặc biệt mới nổi hiện nay, đó chính là mô hình cho vay tiền trên điện thoại tại SHA cũng áp dụng mô hình kinh doanh Fintech.
Gần đây, Câu lạc bộ Fintech Việt Nam cũng được thành lập dưới sự bảo trợ của 2 định chế tài chính lớn là Dragon Capital và Ngân hàng Standard Chartered. Sau chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 7/2015 của Thủ tướng Anh David Cameron, cùng với Mỹ, Anh là quốc gia có nhiều công ty Fintech và có không ít trong số đó đang quan tâm đến thị trường Việt Nam.

Mô hình cho vay P2P bùng nổ như thế nào?

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2016 / No Comments

Mô hình cho vay ngang hàng là một mô hình kinh doanh cho vay tiền online, khách hàng có thể vay tiền mặt mọi lúc mọi nơi mình cần.
Mô hình cho vay ngang hàng phát triển như thế nào?
Cho vay ngang hàng với cái tên quốc tế là peer to peer lending, thường được viết tắt là mô hình cho vay P2P. Một mô hình kinh doanh online sử dụng các dịch vụ trực tuyến để kết nối nhà đầu tư với các cá nhân hay doanh nghiệp muốn vay. Theo nhà nghiên cứu Morgan Stantley cho rằng: Trong một tương lai không xa, chắc chắn mô hình cho vay ngang hàng này sẽ trở thành một xu hướng phát triển rộng khắp trên thế giới.
Tại các thị trường, công ty cho vay tiền đầu tiên áp dụng mô hình cho vay ngang hàng là Zopa ở Anh. Kể từ khi thành lập vào tháng Hai năm 2005, Zopa đã phát hành hơn 1,5 tỷ £ cho vay. Vào tháng Sáu năm 2012, ba công ty cho vay ngang hàng hàng đầu tại Vương quốc Anh là RateSetter, Zopa và FundingCircle đã phát hành hơn 250 triệu £ cho vay. Chỉ tính riêng trong năm 2014, họ sẽ phát hành hơn 700 triệu £.
Mỹ phát triển mô hình này chậm hơn, mô hình cho vay ngang hàng bắt đầu hình thành và  phát triển vào tháng 2 năm 2006 với 2 cái tên điển hình là Prosper và LendUp. Theo thống kê của LendUp, công ty đã ban hành tới 117,412 khoản vay với số tiền là $ 151,256, 0075. Trong khi đó, Prosper cũng theo sát với con số 63,023 khoản vay tương đương với số tiền là $ 433.570.651.


Mô hình cho vay ngang hàng tại SHA thật nhanh
Còn tại thị trường Trung Quốc, nơi có hàng loạt cái tên nổi bật như: CreditEase, Lufax, Tuandai, China Rapid Finance và DianRong. Theo đó, mỗi năm CreditEase có tận 500,000 khoản vay tương đương 3.2 tỷ đô la, phát triển khoảng 200%/năm. Chỉ tính riêng trong tháng 8 năm 2016, tất cả các công ty cho vay ngang hàng đều có doanh thu vượt quá 191 tỷ Nhân dân tệ (29 tỷ USD).
Tuy nhiên, khi các công ty p2p chuyển sang các quốc gia khác nhanh với các định chế ngân hàng, tài chính chưa ổn định, thì nó sẽ phải chuyển mình phù hợp với thị trường và văn hóa tại quốc gia đó. Kể từ khi các công ty P2P mở ra tại Trung Quốc vào năm 2007, cho tới nay Trung Quốc đã có tới 4000 công ty hoạt động P2P, nhưng trong số đó có tới 2000 công ty P2P vi phạm buộc phải đóng cửa. Theo các chuyên gia tài chính cho rằng, mô hình cho vay ngang hàng ở Trung Quốc mang đặc tính riêng, tồn tại nhiều rủi ro vì nguồn vốn và khoản vay không được sự đảm bảo hay bảo lãnh của chính phủ cũng như các ngân hàng.
Thế nhưng, ban đầu mô hình cho vay ngang hàng chuyển đổi ở Trung Quốc chỉ hoạt động theo hình thức cho vay tiền giữa gia đình và bạn bè. Tuy nhiên, sau đó các doanh nghiệp cho vay nhỏ lại nhận được sự hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước. Kể từ khi cuộc cách mạng công nghệ và internet bùng nổ đã có hàng loạt các công ty cho vay ngang hàng ra đời và nổi bật trong số đó CreditEase, Lufax, Tuandai…Trong năm 2014, công ty P2P Ezubao buộc phải đóng cửa vì vi phạm pháp luật, giữ vốn của nhà đầu tư “trong túi”.

Tóm lại, mô hình cho vay ngang hàng đã và đang phát triển rộng khắp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Thế nhưng ở mỗi quốc gia, mô hình cho vay này lại mang một đặc điểm riêng, thể hiện đúng nét văn hóa và tình hình phát triển kinh tế ở quốc gia đó. Theo nhận định của các chuyên gia tài chính, Việt Nam sẽ là một quốc gia phù hợp và gặt hái nhiều thành công từ mô hình “chia sẻ” này.

Fintech có thể thay thế Ngân Hàng truyền thống

/ No Comments
Fintech có thể thay thế Ngân Hàng truyền thống
Fintech là gì? Fintech là một thuật ngữ chuyên ngành tài chính, ứng dụng công nghệ vào tài chính giúp sản phẩm dịch vụ tài chính nhanh và hiệu quả hơn.
Fintech là gì?
Fintech thường được dùng để chỉ một phân nhánh của các công ty công nghệ đang gây xáo trộn trên các thị trường ở nhiều lĩnh vực như thanh toán di động (mobile payment), chuyển tiền, cho tới vay tiền, gây quỹ và thậm chí là cả quản lý tài sản.
Trong một báo cáo gần đây từ tờ Accenture cho thấy:  Việc toàn cầu đầu tư vào fintech đã tăng lên một cách chóng mặt, từ mức 930 triệu đô vào năm 2008 lên gần $3 tỉ đô vào năm 2013. Chỉ tính riêng tại Anh và Ireland cũng đã nhận được 700 triệu đô đến từ các nhà đầu tư trong năm 2008 cho tới 2013.
Thêm vào đó, sự kết hợp giữa fintech với sự sửa đổi các điều luật tài chính, các đổi mới tiếp theo cùng những thói quen mới của của người tiêu dùng, đồng nghĩa với việc con số này sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm sắp tới.
Chính vì sự tác động của công nghệ nên các hoạt động tài chính mới được phát triển mạnh mẽ đến vậy, ngay tại thành phố như London chủ động và xông xáo cũng đi tìm các tài năng công nghệ để đảm bảo rằng, họ vẫn còn sức cạnh tranh.
Khu vực tài chính của Anh là chính là động lực cho sự phục hồi kinh tế của đất nước, kể từ khi cuộc khủng hoảng toàn cầu và chính phủ nhận thức rõ ràng về việc tiếp tục tiến lên phía trước và ứng dụng tài năng công nghệ với tài năng tài chính.  Thị trưởng London tiết lộ rằng đã có tới 40% lực lượng lao động của London đến riêng từ lĩnh vực dịch vụ công nghệ và tài chính.
Tại sao fintech lại có chỗ đứng trong thế giới doanh nghiệp
Sự nổi lên của fintech đã thay đổi vĩnh viễn cách các công ty kinh doanh về lĩnh vực tài chính. Mô hình truyền thống của một doanh nghiệp mới kết nối trực tiếp với một ngân hàng địa phương đặt tại một khu phố trung tâm hay một nhà đầu tư truyền thống đã không còn là cách thức duy nhất trên thị trường hiện nay.
Từ huy động quỹ trên cộng đồng (crowdsourcing) tới thanh toán di động chưa bao giờ mà các chủ doanh nghiệp lại có nhiều sự lựa chọn như hiện nay. Việc mở công ty hay mở rộng nó chưa bao giờ ít tốn kém.
Các công ty FinTech còn phủ tới một loạt các tiểu ngành như:  Từ tài trợ trên cộng đồng Kickstarter tới cho vay ngang hàng Lending Club hay quản lý tài sản dựa trên thuật toán (WealthFront) …. Bất chấp việc hoạt động trên các lĩnh vực rộng lớn, các công ty này đều có một đặc tính chung là: Họ xây dựng và triển khai công nghệ làm cho thị trường tài chính và các hệ thống trên đó hoạt động hiệu quả hơn.


Fintech với cho vay tiền trên điện thoại
Các ngân hàng quá lớn để đổi mới và thay đổi theo Fintech
Thực tế cho thấy: Fintech đã và đang can thiệp vào các lĩnh vực của cuộc sống, nó đã làm cho việc kinh doanh trở lên dễ hơn cùng chi phí thấp hơn. Các công ty fintech có thể thu về các khoản tiết kiệm khổng lồ. Bởi họ hoạt động linh hoạt hơn nhiều so với các ngân hàng truyền thống, họ cũng không có chi phí vận hành hay ràng buộc lớn mà các ngân hàng phải thực hiện. Quy mô tương đối nhỏ cho phép họ đổi mới và thay đổi theo cách, mà các công ty lớn hơn chỉ có thể mơ ước.
Thêm nữa là sự nổi lên của điện thoại thông minh đã tạo ra sự nhanh chóng đối với hành vi của người tiêu dùng. Dựa theo văn hóa “lúc nào cũng nối mạng” mà chúng ta đang sống ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ và ứng dụng vun trồng thứ văn hóa đó. Mọi người không chỉ có thể tiếp cận thông tin hay dữ liệu, mà họ còn có thể làm việc đó trong khi chờ xe buýt.
Nhờ vào phát minh tài chính này mà người dùng không chỉ dừng ở  việc kiểm tra tài khoản trực tuyến hay thiết lập các danh mục đầu tư qua mạng như công ty cho vay ngang hàng SHA. Qua đó, mọi người giờ đây còn muốn xử lý các hoạt động tài chính một cách dễ dàng và tiện lợi như gửi email hay xem facebook. Đó là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp  muốn hướng tới sự phát triển mạnh mẽ và bền vững do fintech mang lại.
Chẳng hạn như Zettle, chúng tôi thống kê được rằng có khoảng 20 triệu doanh nghiệp nhỏ ở Châu Âu không dùng thẻ tín dụng hay ghi nợ. Chúng tôi cũng nhận thấy rằng hàng rào gia nhập đối với việc xử lý thanh toán là chi phí. Bằng việc biến thiết bị mà hàng triệu người đang sở hữu  ví như một chiếc điện thoại di động sẽ trở thành một hệ thống xử lý thanh toán bán lẻ như vay tiền trên điện thoại. Chúng tôi có thể mang đến nhiều cơ hội tiếp cận với hình thức thanh toán qua mạng cho hàng triệu công ty và cá nhân giống như các công ty lớn hơn mà họ đang phải cạnh tranh.
Sự nổi lên của Fintech đã mở ra vô vàn các cơ hội cho các doanh nghiệp. Họ có thể cung cấp nhiều dịch vụ hơn và chỉ với giá bằng một phần nhỏ mức mà trước đây họ đưa ra.

Các chủ doanh nghiệp cần theo dõi chặt chẽ về sự phát triển của Fintech như thể nó là một phần thiết yếu trong cuộc đời của họ. Việc hiểu được các cơ hội mới nhất và sự phát triển của lĩnh vực này sẽ không chỉ cải thiện cho tình hình kinh doanh của bạn, mà còn giúp bạn đứng vững ở tiền đồn của thị trường.