Mô hình cho vay P2P bùng nổ như thế nào?
Mô hình cho vay ngang
hàng là một mô hình kinh doanh cho vay tiền online, khách hàng có thể vay tiền
mặt mọi lúc mọi nơi mình cần.
Mô hình cho vay ngang
hàng phát triển như thế nào?
Cho
vay ngang hàng với cái tên quốc tế là peer to peer lending, thường được viết tắt
là mô hình cho vay P2P. Một mô hình kinh doanh online sử dụng các dịch vụ trực
tuyến để kết nối nhà đầu tư với các cá nhân hay doanh nghiệp muốn vay. Theo nhà
nghiên cứu Morgan Stantley cho rằng: Trong một tương lai không xa, chắc chắn mô
hình cho vay ngang hàng này sẽ trở thành một xu hướng phát triển rộng khắp trên
thế giới.
Tại
các thị trường, công ty cho vay tiền đầu tiên áp dụng mô hình cho vay
ngang hàng là Zopa ở Anh. Kể từ khi thành lập vào tháng Hai năm 2005, Zopa đã
phát hành hơn 1,5 tỷ £ cho vay. Vào tháng Sáu năm 2012, ba công ty cho vay
ngang hàng hàng đầu tại Vương quốc Anh là RateSetter, Zopa và FundingCircle đã
phát hành hơn 250 triệu £ cho vay. Chỉ tính riêng trong năm 2014, họ sẽ phát
hành hơn 700 triệu £.
Mỹ
phát triển mô hình này chậm hơn, mô hình cho vay ngang hàng bắt đầu hình thành
và phát triển vào tháng 2 năm 2006 với 2
cái tên điển hình là Prosper và LendUp. Theo thống kê của LendUp, công ty đã
ban hành tới 117,412 khoản vay với số tiền là $ 151,256, 0075. Trong khi đó,
Prosper cũng theo sát với con số 63,023 khoản vay tương đương với số tiền là $
433.570.651.
Mô hình cho vay ngang hàng tại SHA thật nhanh
Còn
tại thị trường Trung Quốc, nơi có hàng loạt cái tên nổi bật như: CreditEase,
Lufax, Tuandai, China Rapid Finance và DianRong. Theo đó, mỗi năm CreditEase có tận 500,000 khoản vay tương đương
3.2 tỷ đô la, phát triển khoảng 200%/năm. Chỉ tính riêng trong tháng 8 năm
2016, tất cả các công ty cho vay ngang hàng đều có doanh thu vượt quá 191 tỷ
Nhân dân tệ (29 tỷ USD).
Tuy
nhiên, khi các công ty p2p chuyển sang các quốc gia khác nhanh với các định chế
ngân hàng, tài chính chưa ổn định, thì nó sẽ phải chuyển mình phù hợp với thị
trường và văn hóa tại quốc gia đó. Kể từ khi các công ty P2P mở ra tại Trung Quốc
vào năm 2007, cho tới nay Trung Quốc đã có tới 4000 công ty hoạt động P2P,
nhưng trong số đó có tới 2000 công ty P2P vi phạm buộc phải đóng cửa. Theo các
chuyên gia tài chính cho rằng, mô hình cho vay ngang hàng ở Trung Quốc mang đặc
tính riêng, tồn tại nhiều rủi ro vì nguồn vốn và khoản vay không được sự đảm bảo
hay bảo lãnh của chính phủ cũng như các ngân hàng.
Thế
nhưng, ban đầu mô hình cho vay ngang hàng chuyển đổi ở Trung Quốc chỉ hoạt động
theo hình thức cho vay tiền giữa gia đình và bạn bè. Tuy nhiên, sau đó các
doanh nghiệp cho vay nhỏ lại nhận được sự hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước. Kể từ
khi cuộc cách mạng công nghệ và internet bùng nổ đã có hàng loạt các công ty
cho vay ngang hàng ra đời và nổi bật trong số đó CreditEase, Lufax, Tuandai…Trong
năm 2014, công ty P2P Ezubao buộc phải đóng cửa vì vi phạm pháp luật, giữ vốn của
nhà đầu tư “trong túi”.
Tóm
lại, mô hình cho vay ngang hàng đã và đang phát triển rộng khắp ở hầu hết các
quốc gia trên thế giới. Thế nhưng ở mỗi quốc gia, mô hình cho vay này lại mang
một đặc điểm riêng, thể hiện đúng nét văn hóa và tình hình phát triển kinh tế ở
quốc gia đó. Theo nhận định của các chuyên gia tài chính, Việt Nam sẽ là một quốc
gia phù hợp và gặt hái nhiều thành công từ mô hình “chia sẻ” này.
No Comment to " Mô hình cho vay P2P bùng nổ như thế nào? "